loipv
0

Chúng tôi tổng hợp các lỗi thường gặp trong phỏng vấn của các ứng viên khi đi xuất khẩu lao động nhật bản

1. Đi phỏng vấn muộn

Nhà tuyển dụng có thể hiểu rằng bạn thật sự không quan tâm đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Điều đó vô tình trở thành một ấn tượng không tốt về bạn đối với nhà tuyển dụng.
Lời khuyên cho bạn: Hãy tới trước 15 phút để bạn có thời gian suy nghĩ và chuẩn bị kỹ càng. Xem lại tất cả những điểm cần lưu ý và tạo những ấn tượng tốt đầu tiên đối với nhà tuyển dụng.

2. Có thái độ thô lỗ với người tiếp nhận hồ sơ

Việc tạo ấn tượng tốt đối với người nhận hồ sơ rất quan trọng bởi họ chính là cánh của đầu tiên để bạn có thể bước vào công ty bạn đang muốn ứng tuyển.
Lời khuyên cho bạn: Những người thư ký luôn là người đầu tiên sẽ quyết định xét duyệt hồ sơ của bạn. Cho nên việc tạo ấn tượng tốt với họ cũng là các bạn xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp sau này nếu bạn được chọn

3. Trả lời những câu sáo mòn và khuôn mẫu

Điều đó lại trở thành “ai cũng như ai”. Bạn đã không thể tạo ra điều khác biệt, thể hiện bản chất nổi bật của riêng bạn so với những người khác và thuyết phuc được nhà tuyển dụng.
Lời khuyên cho bạn: Hãy thể hiện với nhà tuyển dụng rằng bạn là một người rất cầu toàn và rất tin tưởng vào bản thân mình. Và cho họ thấy bạn là người luôn luôn sáng tạo, đồng thời cũng rất kín đáo. Chính vì vậy, hãy thể hiện là chính mình hơn là việc bạn nói những câu thông thường.

4. Không đặt ra các câu hỏi

Điều này thể hiện rằng bạn có quan tâm đến công ty và công việc của mình đang muốn ứng tuyển, gây ấn tượng tốt hơn đối với nhà tuyển dụng.
Lời khuyên cho bạn: Cuộc phỏng vấn bao giờ cũng là một cuộc đối thoại giữa hai bên.Vì vậy, hãy coi cuộc phỏng vấn là lúc để bạn có được những thông tin chính xác về vị trí của mình.

5. Nhà tuyển dụng hỏi

Hãy nói cho chúng tôi biết về bản thân anh/chị. Bạn trả lời: “Ông /bà muốn tôi nói về vấn đề gì?”
Đây là lúc bạn thể hiện rằng khả năng và kinh nghiệm của bạn phù hợp với vị trí mà bạn đang ứng tuyển.
Lời khuyên cho bạn: Bạn không nên xuất hiện với thái độ rụt rè và khiêm tốn. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được khả năng của bạn chứ không phải bắt đầu bằng việc chia sẻ những thông tin về cá nhân riêng tư của bạn

6. Sử dụng ngôn ngữ không thích hợp

Điều đó thể hiện sự chuyên nghiệp và phù hợp của bạn đối với công việc mà bạn đang ứng tuyển.
Lời khuyên cho bạn: Thậm chí, nếu những từ bạn nói có thể không sai nhưng nếu nó không phù hợp thì vẫn không có chỗ cho cuộc phỏng vấn. Bạn nên đặc biệt lưu ý về điều đó.

7. Nói xấu ông chủ cũ

Điều này sẽ làm cho nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn có suy nghĩ không chin chắn và không đáng tin cậy.
Lời khuyên cho bạn: Nếu bạn muốn có một công việc, tốt hơn hết là hãy tạo mối quan hệ tốt với tất cả mọi người. Kể cả những xích mich đối với sếp cũ thì cũng không nên trút giận lên nhà tuyển dụng. Cần phải giữ một thái độ lạc quan, vui vẻ trong cuộc phỏng vấn.

8. Yêu cầu người phỏng vấn không đề cập đến sếp cũ

Nếu bạn không muốn nhắc tới sếp cũ, nhà tuyển dụng có thể nghĩ rằng bạn đang có điều gì che dấu họ.
Lời khuyên cho bạn: Dù bạn không có mối quan hệ tốt với sếp cũ thì bạn có thể nói đề cập đến bất kì ai trong công ty bạn để nhà tuyển dụng có thể lấy thông tin tham khảo (nếu cần).

9. Thổi phồng thành quả làm việc

Điều đó chỉ thể hiện rằng bạn không có đủ năng lực trong công việc và nếu nhà tuyển dụng tham khảo từ công ty cũ thì bạn sẽ mất điểm chính vì điều này.
Lời khuyên cho bạn: Bạn nên nhớ rằng một ngưòi phỏng vấn có kinh nghiệm có thể dễ dàng nhận ra bất cứ sự dối trá nào. Không nên lấy bằng cấp và thành quả để “che mắt” nhà tuyển dụng, mà hãy thể hiện khả năng của mình phù hợp với vị trí đó như thế nào là được.

10. Không cảm ơn người phỏng vấn sau cuộc phỏng vấn

Đây chính là một trong những cách thể hiện ứng xử của bạn. Một vài dòng mail ngắn cảm ơn nhà tuyển dụng đã phỏng vấn bạn cũng có thể làm cho nhà tuyển dụng có thiện cảm hơn với bạn.
Lời khuyên cho bạn: Quên cảm ơn người phỏng vấn sau khi phỏng vấn là điều rất tệ hại. Nó sẽ lấy đi của bạn phép lịch sự tối thiểu. Và tất nhiên, dù bạn có một cuộc phỏng vấn hoàn hảo thì chỉ cần một sơ suất nhỏ đó bạn cũng sẽ không được tuyển dụng.

Bài viết liên quan

  • Oct 15, 2018
    Những điểm chú ý…

    Nhật Bản khoảng 10 năm về trước vốn nổi tiếng với suy nghĩ công ty là ngôi nhà thứ 2 thì tỷ lệ chuyển việc là cực kì thấp. Với..

    0 Chi tiết
  • Oct 9, 2018
    Thủ tục nhập cảnh…

    Thông thường mất từ 6 tháng - 1 năm để có thể xuất cảnh nếu bạn tham gia chương trình xuất khẩu lao động nhật bản diện thực tập sinh...

    0 Chi tiết
  • Oct 9, 2018
    Điều nên biết khi…

    Bạn sắp tới nhật nhưng lại là lần đầu tiên rất lo lắng không biết nên mang theo gì, và quy định như thế nào, bài viết này chia sẽ..

    0 Chi tiết
  • Oct 7, 2018
    Khác biệt giữa đi…

    Trước khi đi vào phân tích sự khác biệt giữa đi nhật theo diện kỹ sư và thực tập sinh. Chúng ta cần hiểu rõ 2 loại tư cách lưu..

    0 Chi tiết
  • Apr 4, 2018
    Phỏng vấn qua Skype

    Cũng giống như các hình thức phỏng vấn khác, phỏng vấn qua Skype là công đoạn đầu tiên để có thể quyết định bạn được tuyển dụng hay không vì..

    0 Chi tiết
  • Mar 23, 2018
    ĐI NHẬT THEO DIỆN…

    ĐI NHẬT THEO DIỆN KỸ SƯ - GIẤY TỜ CẦN THIẾT XIN VISA Tư cách kỹ sư hay kỹ thuật viên, mà trong thẻ cư trú do cục xuất nhập..

    0 Chi tiết

Viết bình luận